Thành Tiền | 0VNĐ |
---|---|
Tổng Tiền | 0VNĐ |
Mâm ngũ quả ngày TẾT chính là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình dịp Tết đến. Mỗi miền sẽ có cách bày mâm ngũ quả ngày Tết mang nét đặc trưng riêng nhưng nhìn chung đều mang cùng 1 ý nghĩa tốt đẹp. Cùng ĐIỆN MÁY HÀO KIỆT tìm hiểu về mâm ngũ quả ngày Tết nhé.
Mâm ngũ quả chính là mâm trái cây gồm 5 loại khác nhau, với 5 màu khác nhau tượng trưng cho ngũ hành. Vào ngày Tết, mâm ngũ quả được đặt trên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên, con cháu thể hiện lòng thành kính và sự hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên.
Các loại quả xuất hiện trong mâm còn mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp khác được bày biện đầy ắp như lời cầu mong cho 1 năm mới ấm no đủ đầy, hạnh phúc và may mắn.
Ngoài ra mâm ngũ quả còn tượng trưng cho ước muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, thuận lợi phát triển, chính vì vậy mâm ngũ quả ngày Tết rất quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt.
Mâm ngũ quả nhìn chung sẽ có 5 loại quả khác nhau, tùy vào từng vùng miền mà các loại quả sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với phong tục tập quán của mỗi nơi. Từ đó tạo ra những nét đặc trưng riêng cho mâm ngũ quả Tết của mỗi vùng miền, cùng Mordan Mooncake xem qua cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo 3 miền nhé.
Mâm ngũ quả miền bắc rất dễ nhận biết bởi đặc trưng chính là nải chuối được đặt chính giữa mâm, bên trên sẽ là quả bưởi xanh hoặc quả phật thủ màu vàng giúp cân bằng lại màu sắc để nhìn thu hút hơn.
Những loại quả nhỏ hơn như: quýt, nho, thanh long, lưu, … sẽ được trang trí vừa lấp đầy các khoảng trống xung quanh vừa giúp cho phần trụ ở giữa thêm vững chắc.
Mâm ngũ quả miền Trung cũng khá giống mâm ngũ quả miền Bắc, cũng có sự xuất hiện của chuối và dùng những loại quả nhỏ hơn để trang trí xung quanh sao cho nhìn đầy đặn. Tuy nhiên mâm ngũ quả ngày Tết miền Trung còn được trang trí thêm những bông cúc vàng tươi giúp cho mâm ngũ quả thêm sáng rực và thu hút.
Trái lại với mâm ngũ quả của người miền Bắc và miền Trung, mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam không có sự xuất hiện của chuối, bởi người miền Nam quan niệm rằng quả chuối có phát âm gần giống với từ “ chúi “ mang ý nghĩa không tốt đẹp, không suôn sẻ, khó làm ăn lên. Tương tự cam và quýt cũng bị cho rằng dễ liên tưởng đến “ quýt làm cam chịu “ mang điềm không tốt, vì vậy các loại quả này thường không có trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả sẽ chọn những loại quả khi đọc có phát âm giúp liên tưởng đến những điều tốt lành như: mãng cầu, thơm, dừa. đu đủ, xoài với ý nghĩa “ cầu thơm vừa đủ xài “ hoặc cũng có sự xuất hiện của quả sung với ý nghĩa sung túc, đủ đầy.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam cũng theo nguyên tắc dùng những quả to để làm trụ và những quả nhỏ trang trí xung quanh giúp cho phần trụ thêm vững chắc. Ngoài mâm ngũ quả, người miền Nam còn chưng 1 cặp dưa hấu đỏ được dán chữ “ phúc “ và “ lộc “ 2 bên mâm ngũ quả với ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp may mắn đến với gia đình.
Mâm ngũ quả thường sẽ gồm 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau, tuy nhiên do mỗi vùng sẽ có những phong tục riêng nên các loại quả trong mâm cũng được thay đổi cho phù hợp, mỗi loại quả đều mang trong mình ý nghĩa tốt lành khác nhau.
Mãng cầu: cầu mong mọi chuyện đều như ý suôn sẻ.
Thơm: thơm mát những điều tốt lành, những điều may mắn, đa phúc lộc.
Dừa: vừa đủ, không thiếu thốn.
Đu đủ: thịnh vượng đủ đầy, sung túc.
Xoài: cát tường, viên mãn, tiêu xài thoải mái không thiếu thốn.
Chuối: như bàn tay che chở, bảo bọc gia đình, quây quần, đầm ấm, hứng trọn tài lộc.
Bưởi: phúc lộc, viên mãn.
Phật thủ: bàn tay che chở, bảo vệ cho gia đình.
Thanh long: được ví như rồng bay, sự nghiệp thăng tiến, phát triển.
Dưa hấu: căng tròn, đầy đặn, màu đỏ của dưa tượng trưng cho sự may mắn.
Lựu: nhiều hạt, tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống.
Hồng: hồng hào tươi tốt, thành đạt.
Quýt: cát tường, phú quý.
Sung: sung túc, gia đình đầm ấm, vui vẻ đủ đầy hạnh phúc.
Mâm ngũ quả khi trình bày khá đơn giản, tuy nhiên cần lưu ý vài điều sau để mâm ngũ quả được đẹp suốt những ngày Tết, thu hút tài lộc, may mắn và mang đầy đủ ý nghĩa tốt đẹp khác.
Bởi vì mâm ngũ quả mỗi miền sẽ khác nhau, bạn nên lưu ý khi chọn các loại quả để tránh mua phải những loại quả không phù hợp với phong tục của địa phương, ví dụ như khi bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam bạn không nên chọn mua chuối hoặc quýt.
Ưu tiên chọn mua những quả vừa chín tới, có màu sắc sáng đẹp tự nhiên, còn đầy đủ cuốn và lá, vỏ ngoài của quả còn căng bóng và không bị khuyết điểm để có thể chưng được lâu.
Số lượng quả xuất hiện trong mâm cũng mang ý nghĩa phong thủy rất lớn, ví dụ nếu chọn mua cuối bạn nên mua nải có số quả lẻ, quả to tròn đều và cái hình như bàn tay đang ngửa lên hứng lộc.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại quả khác nhau và bạn muốn mân ngũ quả của mình thật đầy đặn và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, tuy nhiên mâm ngũ quả chỉ nên có khoảng 5 loại quả, không nên quá tham lam mà chưng nhiều loại làm mất đi ý nghĩa nguyên thủy vốn có của mâm ngũ quả.
Nhiều người cho rằng rửa quả trước khi bày biện sẽ giúp quả sạch và sáng bóng đẹp hơn, tuy nhiên khi rửa nước dễ đọng lại làm các loại quả nhanh hỏng, lớp phấn trên bề mặt quả cũng bị mất đi khiến quả nhanh héo hơn, vì vậy bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau sơ để làm sạch những bụi bẩn là được nhé.
Tuy mâm ngũ quả ngày Tết mỗi vùng miền có cách bày trí khác nhau nhưng đều có chung ý nghĩa tốt đẹp về lòng biết ơn cội nguồn tổ tiên. ĐIỆN MÁY HÀO KIỆT đã chia sẻ đến bạn ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết cũng như cách ngày mâm ngũ quả ngày Tết theo 3 miền, hy vọng bạn sẽ có được cách bày mâm ngũ quả Tết đẹp mà ý nghĩa.