Thành Tiền | 0VNĐ |
---|---|
Tổng Tiền | 0VNĐ |
Tủ lạnh là nơi duy trì độ tươi ngon của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể "trú ngụ" trong tủ lạnh đâu nhé! Hãy cùng ĐIỆN MÁY HÀO KIỆT tìm hiểu 16 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh, để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn.
Khoai tây khi được bảo quản trong tủ lạnh, khí lạnh có thể phá vỡ tinh bột có trong khoai tây và chuyển thành đường gây cảm giác khó chịu khi ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không nhận được chất dinh dưỡng nào từ khoai tây, mà ngược lại càng ăn béo sẽ càng gây hại cho sức khỏe. Do đó, tủ lạnh không phải là "thiên đường" lý tưởng để bảo quản chúng.
Cách tốt nhất là bạn nên bảo quản khoai tây ở môi trường tối, mát mẻ, thoáng mát và khô ráo. Một lưu ý nữa là bạn không được để hành tây và khoai tây cạnh nhau vì như thế chúng sẽ nhanh hư hơn.
Nhờ có chất bảo quản tự nhiên nên mật ong ngon nhất khi ở nhiệt độ phòng với thời gian tương đối. Mật ong là loại thực phẩm duy nhất không bị hỏng và không cần phải bảo quản trong tủ lạnh. Do đó, việc lưu trữ trong tủ lạnh sẽ làm cho mật ong bị kết tinh, trở nên sần sùi và cực kỳ khó đổ ra.
Tỏi và hành khô là thực phẩm tuyệt đối không nên cho vào trong tủ lạnh. Dù bạn có bảo quản chúng ở ngăn mát tủ lạnh thì tỏi cũng sẽ rất nhanh bị hư hỏng, bị mốc, nảy mầm và mất đi hương vị tự nhiên. Để duy trì hương vị cay nồng của tỏi hay hành khô, bạn nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, chẳng hạn như tủ bếp hay bàn bếp. Vì là thực phẩm được sử dụng thường xuyên, nên bạn không phải lo lắng tỏi và hành khô sẽ bị hư hỏng khi để bên ngoài.
Cà phê cũng là thực phẩm chỉ cần lưu trữ trong hộp kín, để ở nơi thoáng mát là giữ được độ tươi ngon nhất có thể. Tuy nhiên, nhiệt độ quá lạnh của tủ lạnh sẽ gây ngưng tụ nước, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị thơm ngon của cà phê. Hơn nữa, cà phê còn có thể gây mùi và ám vào các thực phẩm khác trong tủ lạnh, làm mất đi mùi đặc trưng vốn có. Tuy nhiên, bã của cà phê thì lại có khả năng hút mùi trong tủ lạnh rất tốt.
Bánh mì là thực phẩm sẽ trở nên dai, khô và cứng hơn nếu để trong tủ lạnh. Bánh mì được lưu trữ tốt nhất trong ngăn kéo bánh mì, nơi khô ráo. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng bánh mì càng sớm càng tốt và không nên để quá lâu.
Để bơ được chín tự nhiên bạn không nên cho bơ vào trong tủ lạnh. Vì như thế sẽ cản trở quá trình làm bơ chín, khiến bơ bị cứng và sượng. Bơ sẽ chín đều và ngon khi để ở nơi thoáng mát, khô ráo trên kệ bếp. Bạn chỉ nên bảo quản bơ đã chín nhưng chưa cần sử dụng. Đối với bơ đã cắt thì bạn nên cho vào túi zip hoặc hộp đậy kín rồi mới cho vào tủ để lưu trữ.
Các loại hạt thường có khả năng hấp thụ mùi của các loại thực phẩm khác khá tốt. Vì vậy, để đảm bảo giữ được hương vị tự nhiên của chúng thì bạn nên cho hạt vào trong lọ đậy kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng.
Chắc hẳn bạn không muốn dầu oliu đặt như bơ, khó lấy ra khi dùng đâu nhỉ? Vậy thì đừng bao giờ cho chúng vào tủ lạnh nhé! Hãy đặt dầu ở nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để bảo quản. Nhiệt độ lạnh hơn sẽ làm cho dầu ô liu cứng lại và có kết cấu tương tự như bơ.
Hành tây khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị của các thực phẩm khác. Hơn nữa, việc cho hành tây vào trong tủ lạnh sẽ làm chúng bị mềm đi hoặc nấm mốc vì môi trường ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí.
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối, vì thế chuối xanh cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đối với chuối vừa chín vàng, bạn nên dùng màng bọc hoặc giấy ăn bọc kín phần cuống sẽ giúp cho chuối tươi lâu hơn. Chuối là loại trái cây không ưa lạnh, việc bỏ chúng vào trong tủ lạnh sẽ khiến chúng nhanh bị mềm, vỏ đổi sang màu tối và dễ bị dập nát hơn so với bảo quản ở nhiệt độ thường.
Hầu hết các loại gia vị xay có thể lưu trữ được lâu mà không cần phải bảo quản trong tủ lạnh. Ngăn mát của tủ lạnh có độ ẩm khá cao, do đó đây không phải là môi trường lý tưởng để cất giữ gia vị. Cách bảo quản các loại gia vị tốt hơn hết là cho chúng vào trong các lọ đậy kín, để ở trong tủ bếp hoặc những nơi thoáng mát có nhiệt độ dưới 25 độ C.
Tương tự như cà phê, các loại thảo mộc tươi sẽ hấp thụ các mùi xung quanh, làm cho thực phẩm không thể quay trở lại được hương vị ban đầu. Các loại thảo mộc tươi cũng mất đi hương vị và bị khô đi một cách nhanh chóng nếu bỏ trong tủ lạnh. Bạn nên bọc kín chúng lại hoặc là hãy giữ chúng ở bên ngoài.
Những loại sốt cay và tương ớt không cần phải bảo quản trong tủ lạnh, vì trong thành phần của chúng đã có chưa giấm, đường, muối. Những thành phần này đóng vai trò như một chất bảo quản tuyệt vời, có nhiều loại giấm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Mặt khác, nếu bảo quản nước sốt ở nhiệt độ thấp sẽ làm chúng giảm đi hương vị. Riêng với sốt mayonnaise, loại sốt này có thể bảo quản ở cửa ngoài ngăn mát tủ lạnh, đây là khu vực ít lạnh và có thể giữ được hương vị thực phẩm tốt nhất.
Rượu nói chung và rượu vang nói riêng tuyệt đối không nên lưu trữ trong tủ lạnh. Nguyên nhân bởi tủ lạnh là nơi để bảo quản thực phẩm với chế độ làm lạnh nhanh, khi đạt đến nhiệt độ cần thiết thì tủ lạnh sẽ tự động ngắt. Nhiệt độ và độ ẩm không ổn định, có ánh đèn LED chiếu sáng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị và màu sắc của rượu. Để bảo quản rượu, cách tốt nhất bạn nên bỏ chúng vào trong tủ đựng rượu chuyên dụng.
Giấm có thể tự bảo quản và gần như không có hạn sử dụng, do đó bạn không cần phải bảo quản chúng trong tủ lạnh. Giấm trắng không bị thay đổi sau một thời gian dài, nhưng với giấm ngâm tỏi, hành, hẹ tây,... cần bảo quản lạnh.
Giấm trắng có thể tự bảo quản, với giấm ngâm tỏi, hành,... cần bảo quản lạnh.
Trong dưa hấu có chứa các chất chống oxy hóa, khi bảo quản ở nhiệt độ lạnh, hoạt tính của các chất này có thể bị giảm hoặc biến mất. Vì vậy, với dưa hấu nguyên quả bạn chỉ cần để ở nhiệt độ thường, khô ráo. Còn nếu dưa hấu đã cắt ra thì bạn cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 3 - 4 ngày.
Dưa hấu sau khi cắt, bạn nên cho vào hộp kín để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.