Thành Tiền | 0VNĐ |
---|---|
Tổng Tiền | 0VNĐ |
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng có xu hướng tăng, vậy nguyên nhân từ đâu?
Ngày nay, ô nhiễm nguồn nước không có dấu hiệu dừng lại mà còn có xu hướng tăng lên. Nguồn nước sạch trở nên khan hiếm hơn do vậy người tiêu dùng bị thiếu nước sinh hoạt. Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Các nguồn nước bị ô nhiễm ra sao. Hãy cùng Điện Máy HÀO KIỆT tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Ô nhiễm nguồn nước tên tiếng anh là gì? Câu trả lời là Water pollution, dùng trong trường hợp khi các nguồn nước mặn và nguồn nước ngầm có tình trạng bị nhiễm bẩn, thành phần các chất có trong nước cũng như chất lượng đã biến đổi, gây nên tình trạng xấu và đặc biệt nghiêm trọng. Khi nước bị ô nhiễm thì nguồn nước sẽ có các chất độc hại, gây hưởng xấu cho sức khỏe con người, cho đời sống và các hệ sinh vật đang tồn tại.
Dấu hiệu của nguồn nước bị ô nhiễm là: Mùi của nước bị tanh và hôi, thối, v..v. Màu nước không sạch mà có xuất hiện màu nâu đỏ, màu đen, màu vàng, v..v. Các sinh vật sống trong nguồn nước này bị chết nhiều, nước nổi nhiều bọt khí.
Số liệu được thống kê vào năm 2020 như sau:
Ở các khu công nghiệp, nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy đổ ra sông, biển, đất đai. Nhiều hàm lượng các chất đã vượt giới hạn cho phép. Một số ngành có lượng chất thải chứa xyanua đã vượt lên 84 lần, H2S 4,2 lần, còn NH3 thì cũng vượt hơn 84 lần.
Cụ thể hơn, tại TP.HCM, có rất nhiều nguồn nước bị ô nhiễm, theo tính toán sơ bộ tổng lượng nước thải lên đến 500.000m3/ngày đổ ra từ những doanh nghiệp sản xuất bột giặt, thuốc nhuộm, dệt may, v..v.
TP. Thái Nguyên thuộc tỉnh Thái Nguyên cũng bị ảnh hưởng nguồn nước trầm trọng do nước công nghiệp đổ ra từ các nhà máy khai thác than, luyện gang thép, v..v. Ngoài ra, nhiều làng nghề sắt thép, đúc đồng của TP. Bắc Ninh cũng chưa được qua xử lý hàng nghìn m3/ngày.
Ở Hà Nội, nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cũng lên đến từ 300.000 – 400.000 m3/ngày. Các thành phố lớn khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế cũng bị ô nhiễm nguồn nước không kém.
Có gần 76% dân số của nước ta sinh sống tại các vùng nông thôn. Do vậy, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không thể tránh khỏi. Các chất thải của con người và các loại gia súc, gia cầm chưa được xử lý nhiều đã gây bị thấm xuống đất hay đã bị rửa rồi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ cũng như vi sinh vật.
Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tại các vùng ven biển và đồng bằng sông Cửu Long, vi khuẩn feca coliform đã biến đổi từ 1500 – 3500 MNP/100ml, ở những kênh tưới tiêu thì từ 3800 – 125000 MNP/100ml. Các loại hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản cùng các thức ăn đã bị lắng xuống đáy ao, hồ, sông gây hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra thường xuyên hơn.
Nước nguồn có những màu sắc lạ, mùi hôi và tanh hay các nước đọng cặn bẩn ở dưới. Khi con người sử dụng chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Ngày nay, thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt xảy ra thường xuyên hơn, ước tính mỗi ngày con người thải khoảng 2 tỷ tấn rác các loại trong đời sống sinh hoạt.
Người dân sử dụng nguồn nước trực tiếp hằng ngày nhưng chưa có ý thức quan tâm đến tính sạch và an toàn của nước. Vì thế, có nhiều bệnh tật xảy ra xung quanh chúng ta, cụ thể là ung thư, truy xét ra nguyên nhân là do sống trong nguồn nước ngọt đã bị ô nhiễm từ lâu.
Biển và đại dương là môi trường sống lý tưởng của hàng ngàn loài sinh vật và động vật. Con người khai thác các tài nguyên biển để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, tuy nhiên có bao nhiêu người ý thức được rằng việc bảo vệ nguồn nước trong sạch cho biển là nhiệm vụ của mỗi chúng ta.
Con người đã vô tình gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình đánh bắt thủy hải sản, du lịch, thậm chí là các sự cố đắm tàu. Tình trạng ô nhiễm lâu dài đã khiến cho nhiều loài sinh vật bị chết và trôi dạt vào bờ biển.
Các mạch nước ngầm đang dần bị ô nhiễm theo bởi vì các thành phần ô nhiễm bị ngấm dần vào nguồn đất. Do vậy, nước ngầm ngày nay cũng không còn quá sạch sẽ để sử dụng nữa. Con người đã lạm dụng quá nhiều các loại thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật quá nhiều, gây hậu quả nghiêm trọng cho nguồn nước ngầm.
Có 7 nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nguồn nước, đó là:
Gió bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa, sóng thần, v..v cũng gây ảnh hưởng đến việc nguồn nước ô nhiễm.
Con người xuất hiện càng nhiều thì quá trình sinh hoạt cũng làm ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Bởi lẽ các nhu cầu về ăn uống, đi lại hay sinh hoạt đến các hoạt động xây dựng và sản xuất cũng ảnh hưởng đến nguồn nước của chúng ta. Mọi hoạt động đều liên quan đến nước.
Thói quen sử dụng các sản phẩm nhựa, bao ni lông cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Mỗi ngày lượng rác thải đổ ra môi trường từ sinh hoạt của chúng ta rất lớn. Bên cạnh đó, còn những rác thải chưa qua xử lý, chưa vứt đúng nơi quy định, qua thời gian cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.
Tại Việt Nam, hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu không nhiều. Vì vậy, rác thải từ các cơ quan Y tế cũng đe dọa nghiêm trọng tới môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Những rác thải y tế rất độc và nguy hiểm, do vậy cần có bộ phận xử lý rác thải đạt các yêu cầu.
Nông nghiệp là ngành cốt lõi của người Việt Nam. Chúng ta không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Những hoạt động canh tác nông nghiệp phục vụ cho việc tưới tiêu, chăn nuôi là cần thiết. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là những loại nước thải phải xử lý ra sao. Hiện trạng ngày nay bị đổ ra ao, hồ, sông, suối đang ô nhiễm trầm trọng.
Bên cạnh đó còn nhiều loại thuốc trừ sâu, phân bón, v..v cũng trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nước cho ao, hồ, sông, suối.
Nước thải từ quá trình sản xuất công nghiệp chứa nhiều chất gây hại và khó xử lý triệt để. Đặc biệt là các ngành công nghiệp dầu mỏ, luyện kim, v..v.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển. Mọi quốc gia trên thế giới đều đối mặt với những hạn chế của quá trình đô thị hóa. Quá trình hình thành chung cư, các nhà cao ốc, chặt cây cối cũng thay đổi bộ mặt của tự nhiên. Việc tiêu thụ quá mức đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho nguồn nước.
Khi con người sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tình trạng bị ung thư, viêm da, tiêu chảy, v..v và rất nhiều loại bệnh khác. Làm giảm tuổi thọ tự nhiên của con người.
Làm biến đổi tính chất của nước, các chất độc hại đi sâu vào nguồn nước gây chết các vi sinh vật, động vật của nguồn nước. Gây mất cân bằng sinh học của tự nhiên, làm biến đổi khí hậu.
Khi nguồn nước đã bị ô nhiễm trầm trọng thì các loại thực vật cũng không thể phát triển được. Bởi cây luôn cần nước, nhưng nếu các chất trong nguồn nước gây hại cho thực vật thì cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc trồng trọt của bà con nông dân.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về ô nhiễm nguồn nước mà bạn nên biết. Một người trong mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ nguồn nước, chính là bảo vệ cuộc sống cho hiện tại và tương lai. Hãy góp một phần nhỏ trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp trong sự phát triển của xã hội ngày nay nhé.